KẾT QUẢ DỰ ÁN “XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO PHỤ NỮ THÁI, XÃ QUÀI CANG, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN” DO QUỸ HỖ TRỢ CỰU SINH VIÊN AUSTRALIA (AAGF) TÀI TRỢ

Thứ tư - 20/04/2022 16:31
Dựa trên thành công của dự án “Nâng cao năng lực khuyến nông hướng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên” năm 2019-2020, nhóm Cựu sinh viên Úc của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được Quỹ Hỗ trợ các cựu sinh viên Úc (AAGF)- đợt 3 tiếp tục thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau theo hướng thị trường nhằm tạo sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc Thái, xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”.
image004
image004
image005
image004

Tập huấn và hướng dẫn làm đất, các chế phẩm hữu cơ phòng trừ sâu bệnh an toàn

Mục tiêu của dự án là xây dựng thí điểm mô hình sản xuất rau an toàn theo định hướng thị trường cho phụ nữ Thái ở xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao năng lực ra quyết định trong sản xuất và tiêu thụ rau cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển sản xuất rau có hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số hướng đến sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương. Nhóm cựu sinh viên Úc của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp cùng với chính quyền xã Quài Cang, cán bộ khuyến nông và các hộ nông dân thực hiện thành công dự án từ tháng 2/2021 đến tháng 4/2022.
image001
image002
Trao đổi với xã và các hộ về lựa chọn các hộ ở xã Quài Cang để tham gia xây dựng mô hình sản xuất rau – tháng 3 năm 2021

Qua hơn 12 tháng thực hiện, mặc dù do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dự án đã triển khai và đạt được một số kết quả tích cực. Mô hình sản xuất rau được thực hiện trong vụ xuân-hè và hè thu năm 2021 với 20 hộ nông dân ở bản Cuông, xã Quài Cang, Tuần Giáo. Các hộ, đặc biệt là phụ nữ Thái được tập huấn về xử lý đất, trồng trọt canh tác rau an toàn, được hướng dẫn sử dụng các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn như vi sinh EM để ủ các loại nguyên liệu hữu cơ quanh vườn, hệ vi sinh kháng nấm bệnh để cấy tại vườn, các loại nấm ký sinh hỗ trợ quản lý sâu bọ, giấm gỗ giúp xua đuổi côn trùng có hại,… Trên cơ sở các kiến thức được tập huấn, các hộ đã tham gia xây dựng mô hình và áp dụng một số kỹ thuật sản xuất rau theo hướng an toàn và hữu cơ. Một số loại rau phổ biến như cà chua, dưa chuột, bắp cải, cải thảo đã được các hộ lựa chọn để triển khai. Trong thời điểm giãn cách do dịch Covid-19, mặc dù hạn chế đi lại nhưng sự liên kết và hỗ trợ của nhóm cựu sinh viên Úc với các hộ vẫn thường xuyên được duy trì qua điện thoại, zalo và qua cán bộ khuyến nông xã, và cũng là cựu sinh viên của Học viện.

Bên cạnh đó, các hộ nông dân và cán bộ khuyến nông địa phương được đi thăm quan học hỏi mô hình hợp tác xã và sản xuất rau an toàn và áp dụng công nghệ cao ở Mộc Châu, cũng như xem xét đưa một số loại cây trồng mới vào cơ cấu rau, quả của Quài Cang như khoai tây, dâu tây. Qua một năm thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả tích cực bước đầu, góp phần nâng cao năng lực cho phụ nữ và thúc đẩy phát triển sản xuất rau, cải thiện thu nhập và phát triển sinh kế cho người dân, thay đổi tư duy sản xuất rau an toàn, bố trí thời vụ, cơ cấu cây trồng phụ hợp để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Từ những ý tưởng và hoạt động của dự án, sự quan tâm của  UBND huyện Tuần Giáo, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tuần Giáo và UBND xã Quài Cang, các hộ nông dân tham gia dự án đã cùng với một số hộ nông dân khác tại địa bàn xây dựng Hợp tác xã Lường Ninh.

Mô hình trồng rau trong nhà màn với tổng diện tích 5000 m2 đã được xây dựng và các kỹ thuật sản xuất rau theo hướng an toàn, hữu cơ đã được áp dụng. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sản xuất rau hàng hoá của các hộ nông dân xã Quài Cang và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho chị em phụ nữ. Các kỹ thuật sản xuất rau an toàn sử dụng các chế phẩm vi sinh cùng các hoạt động phát triển thị trường đã được nhóm nghiên cứu tài liệu hoá, để cung cấp cho các hộ nông dân, cán bộ khuyến nông địa phương và các cơ quan quản lý địa phương tham khảo và ứng dụng sau khi dự án kết thúc.  
image011

image007

Nông dân bản Cuông, xã Quài Cang và cán bộ khuyến nông huyện Tuần Giáo thăm quan mô hình sản xuất rau an toàn tại huyện Mộc Châu
Trong buổi tổng kết dự án, các hộ nông dân đã có nhiều chia sẻ về thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuất rau của hộ và địa phương. Chính quyền xã ủng hộ phát triển sản xuất rau và các hộ mong muốn các dự án mới có thể hỗ trợ các hộ và Hợp tác xã tăng cường khả năng tiếp cận thị trường song hành với các hoạt động kỹ thuật, cơ cấu thời vụ, lập kế hoạch để các sản phẩm rau của các hộ cungcấp phù hợp với nhu cầu và có chỗ đứng ổn định trên thị trường. Các chia sẻ và đề xuất được ghi nhận và sẽ là các căn cứ cho việc đề xuất các hoạt động hỗ trợ tiếp theo trong các dự án mới.
 

image013
image014

Thành quả của nông dân bản Cuông, xã Quài Cang khí áp dụng các kỹ thuật mới
 

image016

Tổng kết các hoạt động của dự án và bình chọn hộ nông dân tham gia mô hình sản xuất giỏi
 

Hiện nay, huyện Tuần Giáo đã có Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó Hợp tác xã sản xuất rau Lường Ninh được đăt tại xã Quài Cang. Hợp tác xã sản xuất rau đã được đầu tư một phần diện tích nhà màn và phát triển mô hình với diện tích 5000 m2. Trong vụ xuân hè 2022, các hộ đã bước đầu thu được kết quả, đóng gói và bán được một số sản phẩm rau an toàn như cà chua, dưa chuột, cho thấy hiệu quả bước đầu của mô hình liên kết hợp tác xã trong sản xuất rau.

 

 

TS: Vũ Thị Thúy Hằng - Trưởng nhóm cựu sinh viên Úc.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây