Họp thống nhất nội dung triển khai phát triển HTX Mắc ca giai đoạn 2021 – 2022 trên địa bàn huyện Tuần Giáo

Thứ năm - 28/10/2021 14:54
Sáng ngày 28/10, UBND huyện Tuần Giáo tổ chức cuộc họp thống nhất nội dung triển khai thí điểm phát triển HTX Mắc ca giai đoạn 2021 – 2022 trên địa bàn huyện Tuần Giáo. Tham dự cuộc họp có ông Phí Văn Dương – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Điện Biên; ông Bùi Văn Định – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Macadamia Điện Biên; các đồng chí lãnh đạo đại diện các phòng ban, chuyên môn của huyện; các đồng chí lãnh đạo các xã Quài Nưa, Quài Tở. Đồng chí Phạm Thị Tuyên – PCT UBND huyện chủ trì cuộc họp.
image001
 

 Hiện nay, trên địa bàn huyện Tuần Giáo đã có 01 dự án được phê duyệt chủ trương vùng trồng cây mắc ca tập trung với quy mô trên 2.000ha tại các xã: Quài Nưa, Quài Cang, Quài Tở, Nà Náy, Chiềng Sinh do Công ty Cổ phần Macadamia Điện Biên đầu tư hiện đã trồng được 1.400ha.

Dự án triển khai thực hiện bước đầu đã có những tác động tích cực, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ dân, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, đưa cây mắc ca trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông – lâm nghiệp trên địa bàn huyện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, tiến độ triển khai thực hiện dự án của các nhà đầu tư còn chậm, các thủ tục đầu tư cần phải hoàn thiện sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư hầu hết chưa được triển khai hoặc đang gặp khó khăn vướng mắc; việc hướng dẫn giúp đỡ, kiểm tra, giám sát, đồng hành cùng nhà đầu tư của các phòng, ban liên quan, UBND các xã còn hạn chế, nhất là quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến tiếp cận đất đai.

Để kịp thời hỗ trợ, đồng hành cùng nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trồng mắc ca trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện chủ trương cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, sớm hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã (HTX) giai đoạn 2021 – 2025.

Việc phát triển thí điểm HTX mắc ca gắn với vùng dự án phát triển cây mắc ca, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mắc ca đảm bảo tiến độ đầu tư; xây dựng mô hình liên kết bảo đảm lợi ích của các bên tham gia, trong đó ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân khi tham gia HTX (về thu nhập, đời sống, lao động ổn định); nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm mắc ca; khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Theo đó, giai đoạn 2021 – 2022, huyện Tuần Giáo khảo sát, lựa chọn thí điểm thành lập 02 HTX mắc ca liên kết trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị tại 2 xã Quài Nưa và Quài Tở với diện tích 600ha.

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về một số khó khăn, vướng mắc và đưa ra các đề xuất, kiến nghị về giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thí điểm trồng mắc ca trên địa bàn huyện trong thời gian tới và thống nhất nội dung triển khai thí điểm phát triển HTX Mắc ca tại 2 xã Quài Nưa và Quài Tở với diện tích 600ha, trước mắt sẽ lựa chọn những hộ tiêu biểu có kinh nghiệm trồng mắc ca, có quỹ đất để tham gia HTX, mỗi HTX sẽ có khoảng 300 thành viên tham gia. Theo dự kiến đến trung tuần tháng 11/2021 sẽ ra mắt mô hình HTX và đến ngày 30/6/2022, đơn vị đầu tư sẽ xuống giống trồng mới 600ha cây mắc ca tại 2 xã Quài Nưa và Quài Tở.

Về hình thức liên kết: HTX mắc ca tham gia chuỗi giá trị sản xuất – chế biến thiêu thụ mắc ca theo mô hình hộ nông dân – HTX – Nhà đầu tư, thông qua hợp đồng kinh tế giữa HTX và nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư giữ vai trò trung tâm của chuỗi liên kết, HTX là đầu mối đại diện của hộ dân tham gia liên kết với nhà đầu tư; khuyến khích các hộ dân có đất tham gia vào HTX và trở thành thanh viên của HTX; hướng dẫn các HTX nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn có điều kiện về đất đai, tài chính … nằm trong vùng dự án trồng mắc ca liên kết với nhà đầu tư tham gia trồng cây mắc ca đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

Việc thành lập HTX mắc ca giúp các hộ nông dân sản xuất nhỏ tập hợp lại trong một tổ chức kinh tế chung, để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các xã viên; người dân được Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu ở địa bàn khó khăn. Hỗ trợ tối đa 70% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu ở địa bàn còn lại. Mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/hộ gia đình tham gia dự án.Doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí để đo đạc, quy chủ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân theo thực trạng diện tích đất trồng cây hàng năm, doanh nghiệp trồng mắc ca hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm. ngoài ra, thông qua việc liên kết, HTX sẽ cung cấp dịch vụ đầu vào cho thành viên HTX với giá thấp nhất và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm với giá bán cao nhất, thay vì phải qua cac khâu trung gian làm tăng giá đầu vào và hạ giá thành sản phẩm cuối cùng. Việc liên kết giữa HTX và doanh nghiệp còn giúp tăng sản lượng sản xuất, hình thành vùng nguyên  liệu ổn định về số lượng và đồng nhất về chất lượng./.

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây