Chiều ngày 15/2, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Tuần Giáo tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2022, triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2023. Dự và chỉ đạo Hội nghị đồng chí Lò Văn Cương- TUV, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Phạm Thị Tuyên- Phó chủ tịch UBND huyện; Đồng chí Vũ Anh Thắng- Phó GĐ Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên; Đại diện lãnh đạo 1 số phòng ban của huyện; Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn; Các khách hàng tiền gửi, tiền vay truyền thống của Agribank cùng toàn thể CBVC Agribank chi nhánh huyện Tuần Giáo.
Năm 2022, được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao kịp thời của Ban giám đốc Agribank tỉnh Điện Biên Agribank chi nhánh huyện Tuần Giáo đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phù hợp, đưa hoạt động kinh doanh tăng trưởng hiệu quả, hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2022, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Theo đó, năm 2022, Nguồn vốn huy động tại địa phương thực hiện đến 31/12/2022 đạt 615.994 triệu đồng, tăng 47.101 triệu đồng, tỷ lệ tăng 8% so với đầu năm; đạt 103% kế hoạch được giao; trong đó: Tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 21.477 triệu đồng, giảm 3.745 triệu đồng so với thời điểm đầu năm; chiếm 3,5% tổng nguồn vốn. Tiền gửi dân cư đạt 594.517 triệu đồng, tăng 50.846 triệu đồng so với thời điểm đầu năm; chiếm 96,5% tổng nguồn vốn. Tiền gửi dân cư tăng so với đầu năm do chi nhánh thực hiện tốt chính sách lãi suất, nhất là lãi suất huy động cạnh tranh các kỳ hạn dài ngày ngay từ đầu năm.Tiền gửi của chi nhánh chủ yếu tại các khu vực nhân dân kinh doanh, buôn bán ở thị trấn, xã lớn: Quài Cang; Quài Tở; Quài Nưa; Rạng Đông; Chiềng Sinh; Chiềng Đông.
Về công tác tín dụng: Dư nợ tín dụng đạt 714.527 triệu đồng; tăng 18.763 triệu đồng; tỷ lệ tăng 2,7% so với thời điểm đầu năm; đạt 100,8% kế hoạch. Dư nợ cho vay thông qua tổ, nhóm đến 31/12/2022 đạt 170.351 triệu đồng; tăng 14.527 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 9.32% so với thời điểm đầu năm. Lũy kế số tổ vay vốn đến 31/12/2022 đạt 173 tổ với 2.611 thành viên, tăng so với thời điểm đầu năm là 4 tổ.
Công tác thu, chi tiền mặt, an toàn kho quỹ: Tổng thu tiền mặt trong năm là 2.559 tỷ đồng, giảm 74 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 2,8% so với thời điểm đầu năm. Tổng chi tiền mặt 2.554 tỷ đồng, giảm 81 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số thẻ chi nhánh đã phát hành lũy kế đạt 21.815 thẻ, số thẻ đang lưu hành đến 31/12/2022 là 17.354 thẻ; trong năm 2022 chi nhánh phát hành được 3.868 thẻ, đạt 68% kế hoạch được giao. Tổng số dư trên tài khoản thẻ đạt 116 tỷ đồng, số dư bình quân thẻ là 5,3 triệu đồng/thẻ. Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ E-Banking lũy kế đạt 29.929 khách hàng; trong năm 2022 số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ là 5.065 khách hàng, đạt 102% kế hoạch được giao năm 2022. Tổng thu dịch vụ đến thời điểm 31/12/2022 đạt 4.103 triệu đồng; tăng 500 triệu đồng so với thời điểm đầu năm và đạt 111% kế hoạch được giao; chiếm 6,3%/tổng thu nhập của chi nhánh. Doanh thu bảo hiểm Abic đến 31/12/2022 đạt 794 triệu đồng, tăng so với thời điểm đầu năm là 111 triệu đồng và đạt 119% kế hoạch năm 2022. Trong năm 2022, công ty bảo hiểm Abic cũng đã thực hiện chi trả cho 06 trường hợp đối với sản phẩm bảo an tín dụng với số tiền là 394 triệu đồng . Dịch vụ thanh toán hóa đơn (tiền điện, tiền nước, cước viễn thông): lũy kế đến hết ngày 31/12/2022 với 2.133 khách hàng, số giao dịch là 17.940 giao dịch, với tổng số tiền giao dịch là 8.600 triệu đồng.
Trong năm 2022, Agribank chi nhánh huyện Tuần Giáo được xếp thứ 2 trong các chi nhánh trên địa bàn tỉnh về “danh hiệu chuyên đề xuất sắc năm 2022” đối với chuyên đề phát triển sản phẩm dịch vụ.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Thị Tuyên- Phó chủ tịch UBND huyện đã đánh giá cao những thành tích đạt được trong hoạt động kinh doanh năm 2022, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong năm 2023, đồng thời tập trung các giải pháp đa đạng hóa các hình thức huy động vốn, chú trọng đúng mức hình thức huy động tiền gửi thanh toán thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ.
Hội nghị cũng đã đưa ra các mục tiêu chủ yếu năm 2023 như: Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương: tăng tối thiểu 3-5% so với năm 2022. Công tác đầu tư tín dụng tăng trưởng 3-5% so với năm 2022. Nợ xấu khống chế < 1,7%/ tổng dư nợ; Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng, đủ theo quy định. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm từ 90% trở lên/tổng dư nợ. Các sản phẩm dịch vụ phát hành thẻ, SMS banking, sản phẩm liên kết với bảo hiểm Abic tăng 7% trở lên so với năm 2022; Tổng thu từ dịch vụ tăng tối thiểu từ 7% trở lên so với năm 2022./.
Tin, ảnh: Ngọc Bích
Trung tâm VHTTTH Tuần Giáo