Hai đối tượng được đưa ra xét xử gồm: Mùa A P (sinh năm 1996) và Mùa A S (sinh năm 1963) đều trú tại bản Kề Cải, xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng cuối tháng 2/2023, P và S đã có hành vi dùng dao quắm, cưa máy chặt phá rừng phòng hộ tại tiểu khu 603, khoảnh 7, khoảnh 8 thuộc bản Kề cải, xã Ta Ma với diện tích 6.018m2, mục đích để lấy đất trồng ngô và lúa, gây thiệt hại 40 triệu 555 nghìn đồng. Diện tích rừng mà 02 bị cáo hủy hoại thuộc quy hoạch 03 loại rừng được phê duyệt tại tại Quyết định số 1208/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo quản lý, bảo vệ (đại diện Nhà nước chủ sở hữu) và thực hiện Ký hợp đồng giao khoán cho cộng đồng bản Kề Cải, xã Ta Ma trông coi, bảo vệ. Hàng năm được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho cộng đồng dân bản Kề Cải.
Hành vi phạm tội của 2 bị cáo đã vi phạm chính sách quản lý của Nhà nước về bảo vệ rừng, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái rừng.
Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, cả hai bị cáo đều thành khẩn khai báo, đã khắc phục toàn bộ hậu quả nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định pháp luật. Sau khi đánh giá tính chất hành vi, xem xét các tình tiết giảm nhẹ và nhân thân của các bị cáo. Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 243 của Bộ luật Hình sự, Hội đồng xét xử, quyết định xử phạt bị cáo Mùa A P một năm hai tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày 17/4/2023. Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 243; điểm b, s khoản 1 Điều 51; điều 17, 38, 58; Điều 65 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Mùa A S một năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là hai năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo Mùa A S cho UBND xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo và gia đình giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Hình phạt nêu trên đối với các bị cáo là lời cảnh tỉnh nghiêm khác đối với những ai đã và đang có hành vi, ý định vô ý hay cố ý chặt phá rừng trái pháp luật, cho dù chỉ đơn thuân là để trông cây phát triển kinh tế hay vì mục đích nào khác. Tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên truyền tới mọi người dân tham dự phiên tòa cần nhận thức được hành vi chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ chính là hành vi hủy hoại rừng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái, xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước. Bên cạnh đó, phiên tòa còn thể hiện sự khoan hồng của Pháp luật đối với những người biết ăn năn, hối cải, tích cực bồi thường, khắc phục hậu quả....được cụ thể hóa bằng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được quy định tại Điêu 51 Bộ Luật hình sự./.
T/h: Lường Phượng
Trung tâm VH-TT-TH huyện Tuần Giáo