Dự án Thúc đẩy và mở rộng Nông Lâm kết hợp theo hướng thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc, Việt Nam tại xã Tỏa Tình huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên

Thứ năm - 09/05/2019 16:22
 Trong khuôn khổ chương trình đánh giá giữa kỳ của dự án AFLI-2 (Thúc đẩy và mở rộng Nông Lâm kết hợp theo hướng thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc, Việt Nam), đoàn đại biểu bao gồm Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế, Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm thế giới, Trường đại học Southern Cross Úc, Viện Thổ nhưỡng, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Sở NN&PTNT Yên Bái, Điện Biên, Sơn La đã có dịp đến thăm và trao đổi với cán bộ cũng như các nông hộ thực hiện Mô hình  nông lâm kết hợp của 4 nông hộ người dân tộc mông ở xã Tỏa tình.
Dự án Thúc đẩy và mở rộng Nông Lâm kết hợp theo hướng thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc, Việt Nam tại xã Tỏa Tình huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên

           Dự án thử nghiệm bao gồm mô hình Thử nghiệm: Cỏ - Sơn tra - Cà Phê của gia đình anh Mùa Nhè Hờ ở bản Háng Tàu; Mô hình  thử nghiệm 36 dòng Sơn tra của gia đình anh: Mùa Chừ Giàng bản hua sa A; Mô hình nông lâm kết hợp trên diện tích 50ha ở bản Hua sa A của các gia đình: Lầu A Vàng; Mùa Thi May; Mô hình trồng cỏ kết hợp trồng Sơn Tra của gia đình anh Mùa A Dơ ở bản Lồng.
        Mô hình Thử nghiệm: Cỏ- Sơn tra - Cà Phê của gia đình anh Mùa Nhè Hờ ở bản Háng Tàu trên diện tích 4.000 mét vuông, băng cỏ được đưa vào theo đường đồng mức nhằm giảm xói mòn. Cứ cách 2 mét lại cỏ một băng trồng cỏ và đến trồng sơn tra dưới tán cây Sơn tra là cây Cà Phê. Mô hình được thực hiện từ năm 2016 đến nay cỏ đã cho thu hoạch; Sơn tra và Cà phê sau hai năm phát triển tốt.
 

Anh Mùa Nhìa Hờ - Trả lời phỏng vấn phóng viên
Anh Mùa Nhìa Hờ - Bản háng tàu - trả lời phỏng vấn phóng viên

                  Mô hình  thử nghiệm 36 dòng Sơn tra của gia đình anh: Mùa Chừ Giàng bản hua sa A trồng trên diện tích 6.000 mét vuông sau hai năm cây phát triển tốt và bắt đầu cho trái

Kiểm tra mô hình 36 giống Sơn tra tại bản Hua Sa A của nông hộ Mùa Trừ Vàng

         Kiểm tra mô hình 36 giống Sơn tra tại bản Hua Sa A của nông hộ Mùa Trừ Vàng
Mô hình: Mô hình nông lâm kết hợp trên diện tích 50ha ở bản Hua sa A của các gia đình: Lầu A Vàng; Mùa Thi May với trên 10.000 cây giống các loại: Cà Phê - bưởi - chanh- mận thực hiện từ năm 2016 nhằm đa dạng và tăng thu nhập cho nông hộ và giảm xói mòn trên đất dốc.

 

Các nhà tài trợ dự án thăm mô hình 50 ha nông lâm kết hợp của các nông hộ bản Hua sa A
Các nhà tài trợ dự án thăm mô hình 50 ha nông lâm kết hợp của các nông hộ bản Hua sa A


 

Mô hình trồng cỏ ghi nê và Sơn tra của nông hộ mùa A Dơ ở bảnLồng

              Mô hình trồng cỏ ghi nê và Sơn tra của nông hộ mùa A Dơ ở bản Lồng
Mô hình trồng cỏ kết hợp trồng Sơn Tra của gia đình anh Mùa A Dơ ở bản Lồng. Sau nhiều năm triển khai đến nay cỏ  và Sơn tra đã có thu hoạch mang lại nguồng thu ổn định cho gia đình.

          Nhìn chung các mô hình nông lâm kết hợp được tài trợ bởi trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc và Chương trình Nghiên cứu CGIAR về Rừng, Cây thân gỗ và Nông Lâm kết hợp trên địa bàn huyện Tuần giáo tỉnh Điện Biên đã mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng cao thoát nghèo một cách bền vững. Đó là Phương thức canh tác  được áp dụng trên cả đất nông nghiệp và lâm nghiệp để đa dạng hóa sản phẩm nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho người dân. Lợi ích của nông lâm kết hợp ngoài các sản phẩm thu hoạch từ các hệ thống canh tác và còn cải thiện chất lượng đất, kiểm soát xói mòn, cũng như che bóng, chắn gió, mưa, sương muối cho những cây trồng dưới tán. Phương thức sản xuất nông lâm kết hợp với sự tích hợp cây lâu năm với cây hoa màu hoặc nhiều loại cây lâu năm với nhau có thể đảm bảo duy trì lợi ích lâu dài về môi trường cũng như kinh tế do nhiều loại cây trồng mang lại./.

 

                                                                      Linh Phong
                                        Đài Truyền thanh và Truyền hình Huyện Tuần Giáo

Tác giả bài viết: linh phong

Nguồn tin:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây