Cuộc họp lấy ý kiến đánh giá khảo sát thực hiện hiệu quả phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM tại bản Lồng.

Chủ nhật - 02/07/2023 10:05
Chiều ngày 29/6, Chi cục Phát triển Nông thôn và Kinh tế hợp tác đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến đánh giá các bên liên quan về việc khảo sát thực hiện hiệu quả phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM tại bản Lồng, xã Tỏa Tình. Dự cuộc họp có các đồng chí Nguyễn Thanh Bình- Phó Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn và Kinh tế hợp tác; Đồng chí Bùi Thị Thu Hà- Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch và Thương mại tỉnh Điện Biên; Đồng chí Hà Văn Thưởng - Phó GĐ Công ty Tư vấn Gree Save. Về phía huyện Tuần Giáo, đồng chí Mùa Va Hồ- UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện; Đại diện phòng Văn hóa và Thông tin huyện; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Tỏa Tình; Bí thư, trưởng bản và nhân dân bản Lồng, xã Tỏa Tình.
23

Buổi làm việc nhằm khảo sát, đánh giá, lựa chọn địa điểm, xây dựng dự án đảm bảo phù hợp với các mục tiêu, yêu cầu và định hướng phát triển kinh tế chung của địa phương nơi dự kiến thực hiện dự án; làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
Theo thiết kế, khu du lịch cộng đồng bản Lồng sẽ chia thành 5 khu vực gồm: Khu vực ruộng nuôi ốc; Khu vực lưu trú homstay; Khu vực check in đồi hoa và cây ăn quả; Khu vực nhà văn hóa; Khu vực nhà dân nhà cộng đồng.
Xây dựng khu du lịch cộng đồng bản Lồng du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa, được cung cấp chỗ ở và được tạo điều kiện tham gia các hoạt động, sinh hoạt đời thường cùng người dân. Đây là cơ hội để du khách khám phá, tìm hiểu về văn hóa, giá trị truyền thống của địa phương. Nguồn thu từ du lịch cộng đồng vừa giúp người dân có thêm thu nhập, phát triển kinh tế bền vững vừa được sử dụng để bảo tồn tài nguyên, giá trị di sản của địa phương. Du lịch cộng động giúp góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa, môi trường, bảo tồn hệ sinh thái. Loại hình du lịch này còn giúp cộng đồng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao ý thức chống các trào lưu du nhập không phù hợp.
Du lịch cộng đồng là giải pháp tốt nhất để giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc và thiên nhiên. Vì hình thức du lịch này vận hành dựa trên văn hóa địa phương, sử dụng dịch vụ tại chỗ. Từ đó góp phần thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống phát triển, củng cố vai trò trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa.
Mô hình du lịch cộng đồng giúp đóng góp to lớn trong việc tạo thu nhập, việc làm cho người dân địa phương. Loại hình du lịch này còn đảm bảo tính cân bằng, bền vững về phát triển kinh tế của địa phương. Điều này đặc biệt ý nghĩa đối với các địa phương vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.
Qua những trải nghiệm thực tế cùng nhau, du khách và người dân bản địa sẽ có sự gắn kết nhiều hơn. Du khách sẽ cảm thấy gần gũi, thấu hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa địa phương. Người dân cũng sẽ cảm thấy tự hào và chia sẻ về những khía cạnh trong cuộc sống của bản làng, phong tục địa phương.
1
 
12
 
11
 
7

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây